A. CÁC THUẬT NGỮ ĐÁ QUÝ.
1. Đá quý Tự nhiên: Natural Gemstones
2. Đá Tổng hợp: Synthetic stones
3. Sản phẩm Nhân tạo: Artificial products
4. Đá xử lý: Treatment stone
5. Đá thay thế: Imitations Substitutes
6. Đá ghép (ghép đôi, ghép 3)
7. Đá thật, đá giả
B. CÁC TIÊU CHUẨN GIÁ TRỊ CỦA ĐÁ QUÝ
1. Đẹp: về màu sắc, độ trong suốt, ánh ( phản chiếu ánh sáng), các hiện tượng quang học đặc biệt.
2. Bền: độ cứng ( bền cơ học), độ dai, bền vững về mặt hoá học.
3. Hiếm: do quan điểm chủ quan, vì quý nên hiếm.
4. Thị hiếu: phụ thuộc vào thời gian, văn hoá, phong tục tập quán, địa lí và lịch sử của từng nơi.
5. Độ hoàn hảo: ở các tì vết bên ngoài và các bao thể bên trong.
6. Kích thước: càng lớn giá trị càng cao
7. Chất lượng chế tác: quy định ở: hình dạng, độ cân đối, độ hoàn thiện ( độ đối xứng, độ bóng)
8. Gọn nhẹ
9. Tính ổn định giá cả.
C. PHÂN LOẠI ĐÁ QUÝ
1. Phân loại theo chữ cái
2. Phân loại theo hình thái tinh thể học.
3. Phân loại trên cơ sở thực tiễn sử dụng theo các tính chất vật lý của đá quý.
3.1. Phân loại đá quý của Kluge (1860)
* Nhóm Đá quý thực sự:
- A: Kim cương, corindon (ruby, saphir), chrysoberyl, spinel.
- B: Zircon, beryl (ngọc lục bảo, aquamarin), topaz, turmalin, granat, opai quý.
- C: Cordierit, idocras, Peridot, axinit, staurolit, andalusit, chiastolit, epidot, biruza
* Đá bán quý
- D: Thạch anh pha lê, amethyst, chrysopras, aventurin, thạch anh mắt mèo, thạch anh hồng, canxedon, agat, onyx, cornelian, heliotrop, ngọc bích, opal lửa, hydrophan, opat thường, adula, amazonit, labrador, obsidian, lazurit, hypersten, diopsit, fluorit, hổ phách.
- E: Đá huyền, nephrit, serpentin, agalmatolit, steatit, dialogit, bronzit, bastit, thạch cao dạng sợi, đá hoa, thạch cao, malachit, pyrit, rodocrosit, hematit, natrolit, sepiolit.
3.2. Phân loại đá quý theo Kievlenko (1980)
* Đá trang sức:
- I: Ruby, Emerald, Kim Cương, Sapphire
- II: Alexander, Sapphire da cam, Sapphire lục, Sapphire tím, Opal đen, Jadeite
- III: Demantoite, Spinel, Opal trắng, Opal lửa, Aquamarine, Topaz, Rhodonite, Tourmaline
- IV: Chrysolit, zircon, kunzit, đá Mặt Trăng (adula), đá Mặt Trời (oligoclas), beryl vàng, beryl hồng, pyrop, almandin, biruza, amethyst, chrysopras, citrin.
* Đá trang sức và trang trí:
- I: Lazurit, jadeit, nephrit, malachit, hổ phách, thạch anh tính thể và ám khói
- II: Agat, azurit, hematit, rodonit, felspat ngũ sắc, obsidian ngũ sắc, đá granat-epidot
* Đá trang trí:
Ngọc bích, onyx cẩm thạch, obsidian, đá huyền, gỗ hoá đá, listvenit, pegmatit vân chữ, quarzit chứa aventurin, fluorit, sepiolit, agalmatolit (pagodit), đá hoa nhiều màu.
4. Phân loại theo nguồn gốc
5. Phân loại theo tinh thể
6. Phân loại theo lĩnh vực sử dụng
7. Phân loại hỗn hợp: loại đá được sử dụng nhiều nhất, loại đá mới được sử dụng gần đây, các đá sưu tập, các đá được sử dụng làm đá quý, các đá có nguồn gốc hữu cơ.
D. CÁC QUÁ TRÌNH THÀNH TẠO ĐÁ QUÝ TRONG TỰ NHIÊN
1. Thành phần cấu trúc của vỏ trái đất : các nguyên tố hóa học cơ bản của vỏ Trái đất, 3.000 khoáng vật của Trái đất đều có đá quý ( như: 58% Felospar; 12,5% Quartz; 16% Pyroxen, Amphibious, Olivin); 3,5% Mica; 3,5% các khoáng vật Sắt - quặng sắt; 1,5% Calcid.
2. Các quá trình thành tạo Đá quí:
- Quá trình Magma: pha magma sớm, pha magma muộn, pha pegmatit, pha khí hoá- nhiệt dịch, phụ pha nhiệt dịch.
- Quá trình trầm tích
- Quá trình biến chất: biến chất khu vực, biến chất tiếp xúc.
E. TIỀM NĂNG ĐÁ QUÝ TRÊN THẾ GIỚI và VIỆT NAM.
Những nước giàu đá quý nhất trên thế giới là:
- Sri Lanka: có ruby, saphir, granat, chrysoberyl, thạch anh, đá Mặt Trang. spinel, topaz, zircon, turmalin, andalusit, sinhalit...
- Myanma: có ruby, saphir, spinel, spodumen, topaz, turmalin. zircon. hổ phách, chrysoberyl, jadeit, dá Mặt Trăng. peridot, thạch anh...
- Ấn Độ: có aquamarin, canxedon, chrysoberyl, kim cương, diopsit, emerald, granat, ngọc bích, đá Mặt Trăng, ngọc trai, thạch anh, rodonit, ruby, saphir, sodalit...
Ngoài ra còn phải kể đến Pakistan, Afganistan, Madagasca, Australia, Brasil, Columbia, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Tanzania và Kenya.
Trong khoảng hơn một thập kỷ lại đây, Việt Nam được thế giới biết đến như một trong các quốc gia giàu tiềm năng đá quý. Chúng ta có nhiều loại đá quý, phân bố ở nhiều vùng khác nhau, trong đó đáng kể nhất phải kể đến:
+ Ruby, saphir: Các mỏ Lục Yên, Tân Hương, Trúc Lâu (tỉnh Yên Bái), Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An), Trường Xuân (Đak Nông), Di Linh (Lâm Đồng), Ma Lâm, Đá Bàn (Bình Thuận), Gia Kiệm (Đồng Nai)...
+ Spinel: Lục Yên (Yên Bái), Quỳ Châu (Nghệ An), Tây Nguyên.
+ Τοpαz: Thường Xuân (Thanh Hoá).
+ Aquamarin, beryl: Thường Xuân (Thanh Hoá), Cam Ranh (Ninh Thuận).
+ Thạch anh các loại: Tây Nghệ An, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tầu), Đồng Nai, Quảng Nam, Phú Yên, Tây Nguyên.
+ Turmalin: Lục Yên (Yên Bái), Bảo Lộc (Lâm Đồng).
+ zircon: Tây Nguyên.
+ Peridot:Tây Nguyên.
+ Granat: Nghệ An. Tây Nguyên.
+ Gỗ hóa đủ: Tây Nguyên.
+ Opal-canxedon: Thủ Đức (Tp. Hồ Chí Minh), Tây Nguyên.
+ Ngọc trai: Hiện nay ngọc trai đã được nuôi ở nhiều vùng biển khác nhau của nước ta như Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Nha Trang.
Ngoài ra chúng ta còn có granat, ngọc bích, tectit... Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước KT-01-09 "Nguồn gốc, quy luật phân bố và đánh giá tiềm năng đá quý, đá kỹ thuật Việt Nam" (1996) đã thống kê được trên lãnh thổ nước ta có 73 mỏ, 160 điểm quặng và 211 điểm khoáng hoá đá quý, đá mỹ nghệ và đá kỹ thuật; trong đó quan trọng nhất là ruby, saphir với 50 mó, 31 điểm quặng và 106 điểm khoáng hoá.
II. MÔ TẢ TRONG GIÁM ĐỊNH ĐÁ QUÝ
1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐÁ QUÝ/ Химический состав/Chemical composition/化学成分
1.1. Nguyên tử, phân tử, nguyên tố và hợp chất.
1.2. Các loại liên kết hoá học, hoá trị:
- Liên kết ion
- Liên kết cộng hóa trị ( liên kết đồng hoá trị)
- Liên kết kim loại
- Liên kết hydro
- Liên kết Van der Waals
Đa số Đá quí đều là các hợp chất Silicate ( do sự liên kết của các acid silic với các kim loại): Cacbonat, Phosphate, các đơn chất.
Theo thành phần hoá học, Đá quý chia làm 4 nhóm chính: các oxit, các Carbonates, các Phosphate, các Silicate.
Tính chất của Đá quí phụ thuộc nhiều vào sự sắp xếp của các Nguyên tử.
2. ĐỘ TRONG SUỐT/ Чистота /Transparent/ 透明度
* Màu sắc của đá quý liên quan chặt chẽ với một tính chất quang học khác của đá quý là độ trong suốt.
* Là khả năng truyền ánh sáng qua viên đá, chia làm ba nhóm:
- Trong suốt (thấu quang): ánh sáng xuyên thấu hết viên đá. Ta có thể thấy rõ bên trong của viên đá. Ví dụ: Topaz, Aquamarine....
- Bán trong suốt: ánh sáng không xuyên thấu hết viên đá, vẫn nhìn thấy một vật qua viên đá, nhưng ảnh của nó bị nhoà.
- Mờ, không thể nhìn thấy vật qua viên đá, mặc dù nó vẫn cho một phần ánh sáng có thế đi qua, như chrysopras, ngọc jat...
- Nữa mờ, một phần ánh sáng có thể đi qua ở phần rìa viên đá (đá Mặt aventurin).
- Đục (không thấu quang) : không cho một tí ánh sáng nào đi qua được. Ví dụ: Câm thạch, lazurit, malachit...).
*CẤU TRÚC BÊN TRONG CỦA ĐÁ QUÝ :
3. HỆ TINH THỂ ( CẤU TRÚC TINH THỂ)/Кристаллическая система/ Crystal system / 晶体系统
3.1 Các chất kết tinh
Các chất không kết tinh ( vô định hình)
Các chất trung gian giữa không kết tinh và kết tinh
3.2. Cấu trúc Nguyên tử của tinh thể, tính đối xứng của Tinh thể, hình đơn, Hệ tinh thể:
- Hệ lập phương
- Hệ bốn phương
- Hệ sáu phương
- Hệ ba phương
- Hệ trực thoi
- Hệ một nghiêng
- Hệ ba nghiêng
Kí hiệu các mặt tinh thể:
- Nhóm đối xứng bậc cao: Hệ lập phương
- Nhóm đối xứng bậc trung: hệ 4 phương, 6 phương và 3 phương
- Nhóm đối xứng bậc thấp: các hệ trực thoi, một nghiêng, ba nghiêng.